SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA BIẾN TẦN VÀ KHỞI ĐỘNG MỀM

SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BIẾN TẦN VÀ KHỞI ĐỘNG MỀM

Để lựa chọn được phương pháp khởi động phù hợp cho ứng dụng của bạn, cần xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng và cân đối mức đầu tư để đạt được hiệu quả tối ưu. Hãy xem bảng so sánh giữa biến tần và khởi động mềm dưới đây để có đánh giá khách quan hơn trước khi đưa ra lựa chọn nên khởi động mềm hay sử dụng biến tần:

Biến tần

Khởi động mềm

Có thể thay đổi tốc độ động cơ linh hoạt, đảo chiều động cơ không chỉ khi khởi động, dừng động cơ mà suốt quá trình hoạt động của thiết bị

Chỉ có tác dụng tăng tốc hoặc giảm tốc trong quá trình khởi động và dừng động cơ để làm khởi động hoặc dừng “mềm”, không thể đảo chiều động cơ

Điều chỉnh thời gian tăng giảm tốc  linh hoạt hơn, dải điều chỉnh rộng giúp việc khởi động động cơ cực kỳ êm ái 

Khoảng điều chỉnh thời gian tăng giảm tốc hẹp, khởi động nặng nề hơn, đặc biệt với động cơ lớn việc khởi động khá khó khăn

Nhiều chức năng bảo vệ động cơ và hệ thống cơ khí hơn

Ít chức năng bảo vệ động cơ, chỉ có các chức năng bảo vệ cơ bản

Có thể khởi động bao nhiêu lần tùy ý trong ngày và trong vòng đời thiết bị mà không ảnh hưởng đến động cơ và hệ thống cơ khí

Tùy công suất động cơ và tùy nhà máy có thể bị giới hạn số lần khởi động 

Thay đổi tốc độ động cơ bằng các thay đổi tần số nên không ảnh hưởng đến mô-men khởi động

Thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi điện áp nên khiến mô-men khởi động yếu, cần lưu ý đến yếu tố tải khi lựa chọn khởi động mềm 

Một biến tần có thể sử dụng để điều chỉnh tốc độ và “dừng mềm” cho nhiều động cơ

Một khởi động mềm chỉ sử dụng cho một động cơ duy nhất

Kích thước lớn hơn và chiếm nhiều không gian hơn

Nhỏ gọn hơn nếu so sánh với biến tần cùng công suất

 Giá thành cao hơn

 Giá thành thấp hơn

Như vậy, đặc điểm chung của khởi động mềm và biến tần là đều được dùng để điều khiển động cơ (chủ yếu là tốc độ) một cách mềm mại và tiết kiệm năng lượng, tuy nhiên trong khi khởi động mềm chỉ sử dụng để làm “mềm” quá trình khởi động hoặc dừng máy thì biến tần cho phép điều khiển được tốc độ động cơ trong suốt quá trình hoạt động, đảo chiều quay động cơ và còn nhiều tính năng điều khiển linh hoạt khác. Điều này không chỉ giúp đáp ứng công nghệ trong nhiều trường hợp mà còn giúp tiết kiệm năng lượng trong nhiều ứng dụng khác nhau. 

Biến tần có kích thước lớn hơn và tốn chi phí đầu tư hơn so với khởi động mềm, đặc biệt là trong các ứng dụng công suất lớn. Do đó, nếu ứng dụng của bạn chỉ yêu cầu giới hạn dòng điện trong quá trình khởi động, lưới điện ổn định, không yêu cầu thay đổi tốc độ động cơ, và điều kiện làm việc không có yêu cầu khắt khe nào khác, bộ khởi động mềm có thể là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù chi phí đầu tư biến tần ban đầu có thể đắt hơn nhưng trong nhiều trường hợp có thể giúp tiết kiệm năng lượng tới 50%, do đó có thể tiết kiệm chi phí vận hành trong suốt vòng đời của thiết bị. 

Tóm lại, việc lựa chọn giữa một bộ khởi động mềm hay biến tần thường phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể, yêu cầu hệ thống và chi phí (cả chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vòng đời của hệ thống). Lựa chọn sai thiết bị có thể gây lãng phí và gây hư hại cho động cơ và cả hệ thống thiết bị khác trong nhà máy, do đó người sử dụng nên cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi quyết định, hoặc có thể gọi ngay cho các chuyên gia của ASITEC để được tư vấn các giải pháp hiệu quả nhất.